Mã số thuế để làm gì?

Bạn từng được nghe rất nhiều về mã số thuế hay các trường hợp bị khóa mã số thuế. Nhưng chưa từng thực sự biết rõ được ý nghĩa của các chữ số mã số thuế là gì và tại sao lại phải có mã số thuế? Bài viết Mã số thuế để làm gì của CHÂN TÍN xin cung cấp thông tin những thông tin về mã số thuế và tầm quan trọng của mã số thuế như thế nào để quý doanh nghiệp được biết và cân nhắc để không vi phạm các quy định về mã số thuế khi hoạt động.

Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi thành lập Công ty

mã số thuế

Những điều cần biết về mã số thuế

Mã số thuế là gì

Theo quy định Khoản 1, Điều 4, Thông tư 95/2016/TT-BTC thì:

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Theo quy định Khoản 1, Điều 8, Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Cấu trúc của mã số thuế

Theo quy định Khoản 2, Điều 4, Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định cấu trúc của mã số thuế như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Nhóm mã số thuế 10 số:

  • N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối tượng kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
  • N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

Nhóm mã số thuế 13 số:

  • Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên.
  • Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.
  • Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính

Nguyên tắc cấp mã số thuế

Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế.

  • Tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5, Thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
  • Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế được giữ nguyên.
  • Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật (sau đây gọi là “Đơn vị độc lập”); đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5, Thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Mã số thuế 13 số được cấp cho:

– Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.

CHÂN TÍN lưu ý về sử dụng mã số thuế

Trong quá trình sử dụng qúy doanh nghiệp phải

  • Ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
  • Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác.
  • Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác phải thông báo cho thuế để cơ quan thuế quản lí nắm tình hình hoạt động và không khóa MST doanh nghiệp.

Vì khi bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc ko nộp tờ khai quá lâu. Thì doanh nghiệp sẽ không thể đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được.

Trên đây là những chia sẻ của CHÂN TÍN về Mã số thuế doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên có thề giúp bạn thêm về các thông tin về sử dụng mã số thuế khi thành lập doanh nghiệp.