Có nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Bài viết sẽ giúp các nhà doanh nghiệp tương lai có cái nhìn tổng quát về loại hình công ty tnhh và trả lời các câu hỏi có nên thành lập công TNHH hoặc hay ?

Có nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH là gì?

Công ty TNHH có 2 loại hình doanh nghiệp:

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận kể từ ngày nhận giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 47 Luật Doanh nghiệp).

Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Luật công ty TNHH được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014

Có nên thành lập công ty TNHH ?

Để trả lời cho câu hỏi có nên thành lập công ty TNHH hay không chúng ta cần hiểu rõ những ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này.

Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn thích hợp cho kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ nên dù ra đời sau hình thức công ty cổ phần nhưng công ty TNHH lại chiếm tỷ lệ rất cao ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, loại hình công ty TNHH thích hợp với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ưu điểm của loại hình công ty TNHH

  • Các thành viên công ty TNHH chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty TNHH trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
  • Số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều nên việc quản lý, điều hành công ty TNHH không quá phức tạp;
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty TNHH.

Khuyết điểm của loại hình công ty TNHH

  • Do chế độ trách nhiệm hữu hạn cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi tâm lý rủi ro khi hợp tác với các đối tác khác
  • Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh
  • Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng đặc điểm, ưu khuyết điểm của loại hình công ty TNHH ắt hẳn các chủ doanh nghiệp tương lai có thể có cho mình một nhận định về  việc có nên thành lập công ty TNHH không? Nếu bạn vẫn còn phân vân, giữa loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần. Mời bạn tiếp tục theo dõi phần bên dưới.

Thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần ?

Tại Việt Nam, công ty TNHH và công ty cổ phần là 2 loại hình công ty có số lượng cao hơn cả. Vậy nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần cũng là câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, đều mang đến những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Để trả lời công hỏi này, Luật NTV sẽ nêu ra những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của 2 loại hình công ty này để quý khách hàng có thể có lựa chọn phù hợp.

CÔNG TY TNHHCÔNG TY CỔ PHẨN
Đặc điểm
  • Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp, nhưng không quá 50 thành viên.
  • Phần vốn góp của tất cả các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty.
  • Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng để huy động vốn. Do đó khả năng tăng vốn của công ty rất hạn chế.
  • Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Việc chuyển nhượng vốn chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty.
  • Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là ba.
  • Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu. Người có cổ phiếu gọi là cổ đông tức là thành viên công ty.
  • Khi thành lập các sáng lập viên (những người có sáng kiến thành lập công ty chỉ cần phải ký 20% số cổ phiếu dự tính phát hành), số còn lại họ có thể công khai gọi vốn từ những người khác.
  • Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra ngoài công chúng, do đó khả năng tăng vốn của công ty rất lớn.
  • Khả năng chuyển nhượng vốn của các cổ đông dễ dàng. Họ có thể bán cổ phiếu của mình một cách tự do.
  • Công ty cổ phần thường có đông thành viên (cổ đông) vì nó được phát hành cổ phiếu, ai mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông.
Tổ chức quản lý
  • Cơ cấu quản lý thường gọn nhẹ phụ thuộc vào số lượng thành viên. Nếu công ty có từ 11 thành viên trở xuống cơ cấu tổ chức quản trị gồm có hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, Chủ tịch công ty và giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) điều hành.
  • Đối với công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát.
Công ty cổ phần là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ. Việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền của ba cơ quan:

  • Đại hội đồng cổ đông;
  • Hội đồng quản trị;
  • Ban kiểm soát .
Thuận lợi
  • Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên có thể huy động nhiều vốn hơn nên tạo ra khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp.
  • Các chủ sở hữu có thể tham gia điều hành công ty, các thành viên này có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.
  • Trách nhiệm pháp lý hữu hạn.

 

  • Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ.
  • Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền
  • Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tạo ra sự đảm bảo khi đầu tư giúp các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng.
  • Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng. Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt.
Khó khăn
  • Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn
  • Thiếu bền vững và ổn định, chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa.
  • Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực.
  • Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.
  • Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.
  • Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty
  • Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.

Tùy vào nhu cầu, tính chất và quy mô mà quý khách hàng quyết định lựa chọn loại hình công ty cổ phần hay công ty TNHH.

Công ty CHAN TIN CONSULTANT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty và các thủ tục sau thành lập cho doanh nhân trong nước và nước ngoài. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!

thành lập doanh nghiệp