Giống và khác nhau giữa giải thể và phá sản

Bài viết Giống và khác nhau giữa giải thể và phá sản của CHÂN TÍN sẽ mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến hai thủ tục phá sản và giải thể doanh nghiệp. Từ đó bạn có thể hiểu biết rõ hơn hai thủ tục giống nhau và khác nhau như thế nào giữa phá sản và giải thể. Và khi nào thì phải thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên.

giải thể và phá sản

Những điều cần biết về giải thể và phá sản

Giải thể doanh nghiệp

Giải thể là gì?

Giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi giải thể thì doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi nào doanh nghiệp thực hiện giải thể?

Doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 201, Luật doanh nghiệp 2014.

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phá sản doanh nghiệp

Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Khi nào thực hiện phá sản?

Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

So sánh giữa giải thể và phá sản

Giống nhau: Phá sản và giải thể doanh nghiệp đều đưa đến một hậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Khác nhau: Về bản chất và hậu quả pháp lý mang lại có sự khác nhau.

  • Người có quyền yêu cầu/ nộp đơn:
Giải thể:

  • Chủ doanh nghiệp
  • Hội đồng thành viên,
  • chủ sở hữu công ty
  • Đại hội đồng cổ đông.
  • Tất cả thành viên hợp danh.

 

Phá sản:

  • Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên,
  • Cổ đông/ nhóm cổ đông (từ 20% vốn liên tục trong 06 tháng).
  • Công đoàn, người lao động.
  • Chủ nợ
  • Người đại diện theo pháp luật.
  • Thành viên hợp danh.
  • Người có quyền ra quyết định:
Giải thể:Các đối tượng có quyền yêu cầu có quyền ra quyết định giài thể (chủ doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông…)Phá sản:Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
  • Thủ tục giải quyết:
Giải thể:Thủ tục hành chính, nội bộ trong doanh nghiệp.Phá sản:Thủ tục tố tụng, tiến hành tại tòa.
  • Thứ tự thanh toán tài sản:
Giải thể:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác

 

 

Phá sản:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,
  • Bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
  • khoản nợ phải trả cho chủ nợ.
  • Hậu quả pháp lý:
Giải thể:Bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.Phá sản:Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một nguời nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.
  • Đối với một số ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý có thể bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Còn giải thể doanh nghiệp thì Người quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp không bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định.

Trên đây là những chia sẻ của CHÂN TÍN về thủ tục phá sản và giải thể doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên có thề giúp bạn biết thêm các thông tin pháp lý luật liên quan khi doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện.