Bạn có nhu cầu tìm hiểu về quy định cách đặt tên doanh nghiệp. Bài viết về của CHÂN TÍN CONSULTANT sẽ giới thiệu đến các bạn hiểu rõ hơn những quy định pháp lý liên quan đến quy định về cách đặt tên doanh nghiệp, tên chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Những điều cần biết khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt tên như thế nào để không không bị trùng, gây nhầm lẫn, đặc biệt có thể tạo nên một thương hiệu mạnh? CHÂN TÍN CONSULTANT lưu ý một số điều cần biết khi doanh nghiệp đặt tên cho công ty mình
Tên doanh nghiệp là gì?
Tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu công ty, giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển, do đó bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn và tranh chấp phát sinh về sau.
Tên doanh nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở chỗ tạo nên sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường mà trong nhiều trường hợp đã trở thành tài sản có giá trị lớn (thương hiệu).
Các loại tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp gồm có tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).
Tên tiếng việt:
Bao gồm hai thành tố là Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp đứng trước tên riêng doanh nghiệp, và là thành tố bắt buộc phải có khi biểu thị tên doanh nghiệp, được viết là:
- “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
- “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
- “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên riêng đứng sau tên loại hình doanh nghiệp và là thành tố bắt buộc phải có khi biểu thị tên doanh nghiệp
Ví dụ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT thì:
- Tên loại hình: đứng trước tên riêng, thể hiện loại hình doanh nghiệp là CÔNG TY TNHH.
- Tên riêng: TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:
Là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ la-tinh.
Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp:
Được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.
Hướng dẫn cách đặt tên cho doanh nghiệp, công ty
Để tên doanh nghiệp được hợp lệ, đúng quy định pháp luật thì tên doanh nghiệp phải không thuộc vào các trường hợp vi phạm quy định đặt tên như sau được quy định tại Điều 39 của Luật doanh nghiệp 2014:
Thứ nhất, tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký.
Xuất phát từ cơ chế bảo hộ tên doanh nghiệp, doanh nghiệp không được đặt tên gây nhầm lẫn hay trùng với doanh nghiệp khác.
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định Điều 42, Luật doanh nghiệp 2014.
Thứ hai, sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Thứ ba, tên doanh nghiệp có sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo quy định Điều 2, Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL quy định về những trường hợp đặt tên vi phạm truyền thống lịch sử dân tộc.
- Sử dụng tên trùng tên danh nhân, trừ các trường hợp theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL;
- Sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ.
- Sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc.
- Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật
Quy định về tên doanh nghiệp
Bạn có thể tham khảo quy định Điều 38, 39, 40, 41, 42 Của Luật Doanh Nghiệp 2014 trước khi đặt tên cho doanh nghiệp của mình.
Lưu ý:
Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp tên doanh nghiệp của mình không hợp lệ vì vi phạm quy tắc đặt tên.
Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách tra cứu tên doanh nghiệp của CHÂN TÍN CONSULTANT để có những thông tin chi tiết về việc tra cứu tên doanh nghiệp.
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn đặt tên công ty của CHÂN TÍN CONSULTANT
- Tư vấn và giải đáp thắc mắc về tên danh nghiệp trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn về khả năng đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh;
- Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh;
- Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp tại sở kế hoạch đầu tư;
- Nhận kết quả của đăng kí doanh nghiệp và thực hiện đăng công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp;
- Sau tất cả các quy trình trên chúng tôi sẽ giao kết quả đến tận nơi cho bạn.
Trên đây là những chia sẻ của CHÂN TÍN CONSULTANT về quy định về tên công ty. Hy vọng những thông tin trên có thề giúp bạn biết thêm các thông tin pháp lý luật liên quan khi doanh nghiệp có yêu cầu thực hiện.
Công ty CHAN TIN CONSULTANT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty và các thủ tục sau thành lập cho doanh nhân trong nước và nước ngoài. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!