Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là một trong những thủ tục cần thiết để bảo vệ uy tín của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, với nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong nước, mà còn phải khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình trên toàn thế giới. Vì vậy, CHÂN TÍN xin chia sẻ thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền để tránh được sự xâm phạm trái phép nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Nhãn hiệu hàng hóa là gì ? Tại sao cần đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa
Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì Nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa: Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể được hiểu là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố hình khối, họa tiết, đường nét, mầu sắc… tạo ra sự khác biệt khiến khách hàng có thể phân biệt các nhãn hiệu cùng loại với nhau.
Trên thực tế có nhiều cách gọi khác nhau về nhãn hiệu hàng hóa như: Đăng ký độc quyền thương hiệu công ty, đăng ký bản quyền logo công ty… Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì không tồn tại những khái niệm này, tuy nhiên xét dưới góc độ học thuật có thể phân biệt được Nhãn hiệu – Thương hiệu – Logo dựa trên phạm vi hoặc đối tượng tiếp cận cụ thể. Chúng tôi hiểu rằng khi bạn nói cần đăng ký thương hiệu hoặc cần đăng ký logo có nghĩa là bạn đang muốn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Vậy tại sao cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền ?
- Nhìn dưới góc độ kinh tế: Khi sở hữu một nhãn hiệu độc quyền được nhiều người biết đến có cơ hội để trở thành nhãn hiệu nổi tiếng sẽ mang lại cho người sở hữu những lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ trên thị trường. Như vậy, “Nhãn hiệu độc quyền” là một dạng tài sản đặc biệt và hoàn toàn có giá trị mua bán, chuyển nhượng.
- Nhìn dưới góc độ pháp lý: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại mỗi quốc gia, khu vực … sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những xung đột về mặt pháp lý, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh qua đó tạo sự phát triển ổn định, bền vững cho doanh nghiệp.
Như vậy, việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa là điều vô cùng quan trọng trước khi phát triển hoặc kinh doanh một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Đăng ký độc quyền nhãn hiệu có thể thực hiện được ngay từ khi có ý tưởng phát triển các hàng hóa, dịch vụ.
Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Lưu ý về màu sắc khi đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của pháp Luật sở hữu trí tuệ 2005 không có các quy định cụ thể về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu, cũng như đăng ký nhãn hiệu đen – trắng hay đăng ký nhãn hiệu màu tuyệt đối quyền cho chủ sở hữu hơn. Tuy nhiên, thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký. Điều này cũng tương đồng với “Thông cáo chung về việc thực hành chung phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen-trắng” của EU ngày 25/04/2014.
Vì vậy, các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam muốn tiết kiệm chi phí trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc lựa chọn giữa đăng ký nhãn hiệu màu hay đen – trắng thì nên ưu tiên đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen – trắng sẽ là tối ưu hơn.
Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hình (hay còn gọi là bảo hộ logo), nhãn hiệu chữ, câu định vị (slogan) khi đăng ký nhãn hiệu:
– Nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo): có thể đăng ký độc lập bảo hộ với tư cách là một nhãn hiệu hoặc kết hợp với phần chữ của nhãn hiệu, câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu;
– Nhãn hiệu chữ: khi đăng ký nhãn hiệu chữ chủ đơn đăng ký có thể lựa chọn hình thức của chữ nhãn hiệu đăng ký theo các dạng sau:
- Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất: chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng. Việc đăng ký nhãn hiệu dạng chữ tiêu chuẩn được hiểu là việc xác lập sự bảo hộ nội dung cốt lõi của nhãn hiệu, nghĩa là bao gồm việc bảo hộ kết cấu các chữ cái của nhãn hiệu, phát âm cũng như ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu có).Chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có được quyền sử dụng khá rộng đối với nhãn hiệu đã đăng ký, đó là quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Việc sử dụng như vậy sẽ không phương hại đến nội dung được bảo hộ của nhãn hiệu.
Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất này cần lưu ý là khi sử dụng tùy ý như vậy, chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình thức trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ. - Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ hai: cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc. Nhãn hiệu được đăng ký ở dạng này hiển nhiên vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung cốt lõi của nhãn hiệu đó là kết cấu chữ cái, phát âm và ý nghĩa của từ (nếu có) như nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do nhãn hiệu còn được bảo hộ thêm cách trình bày (kiểu chữ hoặc kiểu trình bày đặc biệt) nên hiệu lực bảo hộ của nó được tăng cường mạnh hơn chống lại được các ý đồ của đối thủ cạnh tranh tiệm cận nhãn hiệu không chỉ về nội dung mà còn cả về cách thể hiện của nhãn hiệu.
Hạn chế của dạng đăng ký nhãn hiệu thứ hai này là khi đăng ký nhãn hiệu chữ cách điệu thì quyền sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu lại bị hạn chế bởi chủ chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.
Lưu ý về quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu
Quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ thể khác. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ. Chính vì lẽ đó mà không ai dám khẳng định nhãn hiệu cứ nộp đơn và đã tra cứu tình trạng đăng ký nhãn hiệu sẽ đảm bảo chắc chắn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?
Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng.
Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị: 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm;
- Tra cứu sơ bộ: CHÂN TÍN sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ cho khách hàng để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
- Tra cứu rà soát chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu thông qua đại diện CHÂN TÍN để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị:
- Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm);
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Ủy quyền cho đại diện Công ty CHÂN TÍN nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm như sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
- Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
- Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, thông thường thời gian đăng ký thông thường của nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Công ty CHAN TIN CONSULTANT luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty và các thủ tục sau thành lập cho doanh nhân trong nước và nước ngoài. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!